Ảnh minh họa: Ung thư cổ tử cung
Bạn có biết ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên quy mô toàn cầu? Hàng năm, chỉ riêng Singapore có tới hơn 200 phụ nữ được chẩn đoán ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tủ cung là loại ung thư khởi phát từ cổ tử cung, là ống nhỏ nối tử cung & âm đạo. Cổ tử cung giúp phụ nữ mang thai giữ em bé trong tử cung cho đến hết thai kỳ và mở rộng để mẹ sinh em bé ra.
Trong khi ung thư thường xảy ra do thay đổi hoặc đột biến gene, các nhà khoa học cũng xác định được một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây một số bệnh ung thư. Với ung thư cổ tử cung, một trong những nguyên nhân hàng đầu là một số chủng virus gây bệnh lây qua đường tình dục, như HPV (Human Papillomavirus).
Hầu hết người đang ở tuổi sinh hoạt tình dục đều sẽ bị nhiễm virus HPV vào một thời điểm nào đó. Mặc dù hệ miễn dịch có khả năng tự đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể, nhiễm virus kéo dài đặc biệt là một số chủng HPV nguy cơ cao có thể làm tế bào biến đổi bất thường dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Chủng HPV phổ biến nhất HPV16 & HPV18 là nguyên nhân của khoảng 70% ca ung thư cổ tử cung.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung là gì?
Ảnh minh họa: Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường không bộc lộ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào ở giai đoạn sớm. Ở giai đoạn muộn hơn có thể gây các triệu chứng như:
- Chảy máu âm đạo bất thường sau sinh hoạt tình dục, giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh
- Tiết nhiều dịch âm đạo có mùi hôi hoặc có vết máu trong dịch
- Đau bụng dưới (còn gọi là tiểu khung hoặc khung chậu) hoặc đau lưng không rõ nguyên nhân.
- Đau trong lúc sinh hoạt tình dục
Nếu bạn gặp bất kể triệu chứng nào kể trên, bạn nên khám bác sỹ càng sớm càng tốt. Chẩn đoán & điều trị sớm ung thư cổ tử cung làm tăng hiệu quả & cơ hội điều trị khỏi bệnh,
Nguy cơ ung thư cổ tử cung là gì?
Bên cạnh nhiễm virus HPV, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung gồm uy yếu hệ miễn dịch & nhiễm herpes. Hút thuốc hoặc hút thuốc thứ cấp cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Các nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ uống thuốc tránh thai cũng có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn những người không dung thuốc.
Có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi được khuyến cáo nên tiêm vắc xin ngừa HPV. Vắc xin có thể bảo vệ bạn không nhiễm các chủng virus HPV là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Ở Singapore hiện có 2 loại vắc xin phòng HPV với thông số như dưới đây:
VẮC XIN HPV2 | vẮC XIN HPV9 | |
Phòng ngừa các chủng | 16, 18 | 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58 |
Khuyến cáo cho lứa tuổi | Nữ giới từ 9-25 tuổi, hoặc theo chỉ định của bác sĩ | Nữ giới & nam giới từ 9 đến 45 tuổi, hoặc theo chỉ định của bác sĩ |
Lịch tiêm | Nữ giới, 9-14 tuổi
2 liều, cách nhau 5-13 tháng* |
Nữ & nam giới, 9-14 tuổi
2 liều, cách nhau 5-13 tháng* |
Nữ giới, 15-25 tuổi
3 liều, liều thứ 2 cách liều đầu tiên 1-2,5 tháng. Liều thứ 3 cách liều đầu 5 – 12 tháng. |
Nữ & nam giới, 15-45 tuổi
3 liều, liều thứ 2 cách liều đầu tiên 2 tháng. Liều thứ 3 cách liều đầu 5 – 12 tháng. |
* Nếu tiêm liều đầu tiên trước sinh nhật 15 tuổi, bạn chỉ cần tiêm 2 liều.
Ảnh minh họa: Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
Bao lâu nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Phụ nữ từ 25 đến 29 tuổi đã quan hệ tình dục hoặc/và đang trong độ tuổi sinh sản được khuyến cáo làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) 3 năm một lần. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm HPV 5 năm một lần.
Để làm xét nghiệm Pap smear hay HPV, bác sĩ sẽ lấy tế bào ở cổ tử cung để phân tích, tìm kiếm tế bào bất thường.
Chính phủ Singapore khuyến khích công dân tham gia chương trình tầm soát ung thư định kỳ. Xét nghiệm Pap smear là một phần của chương trình tầm soát và có thể thực hiện tại các phòng khám thuộc hệ thống Raffes Medical.
Vắc xin có khả năng chấm dứt bệnh ung thư cổ tử cung không?
Vắc xin ngừa HPV là công cụ sắc bén để chống lại ung thư cổ tử cung. Tiêm vắc xin không chỉ là quyết định bảo vệ bản thân mình mà còn là trách nhiệm với xã hội.
Thông qua tang cường nhận thức & khuyến khích tiêm vắc xin, chúng ta có thể tạo nên hàng rào bảo vệ không chỉ cho mỗi cá nhân mà còn đóng góp vào mục tiêu lớn hơn là loại bỏ ung thư cổ tử cung trên quy mô toàn cầu.
Nếu bạn biết người nào trong lứa tuổi 9 đến 25 mà chưa tiêm vắc xin HPV, bạn hãy chia sẻ bài viết này & khuyến khích để họ tiêm sớm.
Chung tay cùng nhau, chúng ta có thể chiến thắng ung thư cổ tử cung!
Nguồn: Bệnh viện Raffles Singapore