MỆT MỎI – NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ LỜI KHUYÊN GIÚP KHẮC PHỤC

Mệt mỏi là trạng thái khi động lực làm việc bị giảm sút, thường đi kèm với cảm giác uể oải, buồn ngủ, cáu kỉnh hoặc không có năng lượng. Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến khi bệnh nhân đến thăm khám ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, chiếm khoảng 5% số ca đến khám.
Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến và nó thường không phải do bệnh lý nghiêm trọng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giảm về tinh thần hoặc thể chất.

Nguyên nhân phổ biến của mệt mỏi

Chúng ta cần chú ý đến sinh hoạt hằng ngày để có thể nhận biết những nguyên nhân gây ra mệt mỏi là bước đầu tiên giúp chúng ta giải tỏa. Mệt mỏi có thể liên quan đến:

  • Lối sống
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy
  • Hoạt động thể chất quá mức
  • Di chuyển đến những khu vực trái múi giờ
  • Thiếu hoạt động thể chất
  • Sử dụng thuốc điều trị như thuốc kháng histamine, thuốc ho
  • Ngủ không đủ giấc
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh

Biện pháp khắc phục mệt mỏi tại nhà đầu tiên mà chúng ta nên thử là ngủ. Một hoặc hai đêm ngủ ngon sẽ giúp loại bỏ mệt mỏi và phục hồi năng lượng. Các lời khuyên khác để khắc phục mệt mỏi bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Quản lý căng thẳng
  • Bỏ hút thuốc
  • Giảm lượng caffein và rượu, vì chúng có thể cản trở giấc ngủ sâu và thoải mái

Nếu tình trạng không có cải thiện, chúng ta nên ghi lại nhật ký sinh hoạt trong ngày để nhờ đến bác sĩ chẩn đoán. Lưu ý thời gian khi các đợt mệt mỏi ập đến, bao gồm mọi thứ chúng ta đã ăn uống trong ngày hôm đó, mấy giờ đi ngủ, mấy giờ thức dậy và tập thể dục (nếu có).

 

Khi nào cần khám với bác sĩ?

Nếu mệt mỏi không thường xuyên, không kéo dài và có liên quan đến một trong những nguyên nhân phổ biến như ngủ quá ít, thường có thể được khắc phục mà không cần sự trợ giúp của chuyên gia y tế.

Nếu mệt mỏi xảy ra thường xuyên hơn, hãy xem lại các nguyên nhân có thể xảy ra trong lối sống nêu ở trên và cố gắng hết sức để khắc phục chúng. Mệt mỏi mãn tính kéo dài trong sáu tháng hoặc lâu hơn mặc dù đã cố gắng điều chỉnh các nguyên nhân trong lối sống, hãy tư vấn với bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị.

Một số nguyên nhân phổ biến khác gây ra mệt mỏi là:

  • Thiếu máu
  • Bất thường về điện giải (mất cân bằng muối)
  • Bất thường về tim, phổi, gan và tuyến giáp
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng, rối loạn lưỡng cực, đau buồn
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường
  • Bệnh tự miễn dịch như lupus, viêm khớp dạng thấp
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (ngáy)
  • Bệnh ung thư
  • Bệnh truyền nhiễm (ví dụ: bệnh lao)
  • Tác dụng phụ của thuốc

Bước đầu, bác sĩ sẽ xem xét kỹ tiền sử bệnh để xác định xem các vấn đề về lối sống có phải là căn nguyên của sự mệt mỏi hay không. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh để loại trừ bệnh tiềm ẩn như đã nêu ở trên hoặc có thể phải thực hiện thêm các xét nghiệm nâng cao để tìm nguyên nhân gây mệt mỏi bất thường, chẳng hạn như ung thư, bệnh suy thượng thận hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch.

TIN MỚI

TIN MỚI