Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ở nam giới và là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nữ giới. Nó thường bắt đầu từ các tế bào niêm mạc bao bọc bên trong đường hô hấp.
Có hai loại ung thư phổi:

Ung thư Phổi tế bào nhỏ (SCLC)

Khoảng 10 đến 15 phần trăm tất cả các trường hợp ung thư phổi là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Những người hút thuốc nặng có nguy cơ cao mắc loại ung thư này. Nó thường bắt đầu ở các phế quản gần trung tâm của lồng ngực và lan rộng ra khắp cơ thể rất sớm trong quá trình phát triển của bệnh.

Ung thư Phổi không tế bào nhỏ (NSCLC)

Khoảng 85 đến 90 phần trăm ung thư phổi là ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Loại ung thư này có thể được phân loại thành ba tiểu loại dựa trên kích thước, hình dạng và thành phần hóa học của chúng:

Đánh giá Ung thư Phổi

Để lập kế hoạch điều trị, bác sĩ cần biết loại ung thư phổi và mức độ (giai đoạn) của bệnh thông qua việc sử dụng nhiều loại xét nghiệm & kỹ thuật thăm khám khác nhau; có thể bao gồm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ kiểm tra mức độ lan rộng của ung thư như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp PET/CT và xạ hình xương.

Hãy đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa ung thư để tư vấn kỹ thuật nào phù hợp với tình trạng của bạn.

Các lựa chọn điều trị Ung thư Phổi

Việc điều trị và tiên lượng của bệnh nhân phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và các yếu tố khác, các phương pháp điều trị chính cho người bị ung thư phổi bao gồm:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho các giai đoạn đầu của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) và cũng mang lại cơ hội tốt nhất để chữa khỏi bệnh nhằm loại bỏ ung thư ra khỏi phổi cùng với một phần mô phổi xung quanh.
Có một số lựa chọn phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư phổi:

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời giảm thiểu tổn hại đến các tế bào bình thường. Thông thường, quá trình xạ trị diễn ra trong thời gian 5 đến 6 tuần và là thủ thuật ngoại trú.
Xạ trị có thể được chỉ định kết hợp với phẫu thuật hoặc hóa trị. Xạ trị cũng có thể được sử dụng như một liệu pháp giảm nhẹ để giảm đau do ung thư phổi gây ra hoặc giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt ung thư. Thuốc được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống qua đường miệng, đi vào mạch máu đi tới các tế bào ung thư phân chia nhanh, là phương pháp hữu ích đối với ung thư đã lan (di căn) sang các cơ quan khác.

Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư phổi, hóa trị có thể được sử dụng để:

Bác sĩ thường thực hiện hóa trị theo chu kỳ, sau mỗi giai đoạn điều trị là thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi. Một chu kỳ hóa trị thường kéo dài từ ba đến bốn tuần, và một liệu trình hóa trị thường kéo dài từ bốn đến sáu chu kỳ.

Liệu pháp Nhắm trúng đích

Các loại thuốc nhắm trúng đích hoạt động khác với các thuốc hóa trị thông thường. Khác với thuốc hóa trị tác động cả tế bào bình thường và tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh, thuốc nhắm trúng đích ưu tiên ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư.
Tùy thuộc vào loại thuốc trúng đích, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ khác nhau (và ít nghiêm trọng hơn). Thuốc nhắm trúng đích có thể được sử dụng cùng với hóa trị hoặc khi hóa trị không còn hiệu quả.

Liệu pháp Miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch sử dụng hệ thống miễn dịch của chính cơ thể để cố gắng kiểm soát ung thư. Liệu pháp miễn dịch có  hiệu quả đối với một số loại ung thư phổi tiến triển có biểu hiện dấu ấn PDL1, cũng như ở những người hút thuốc mắc ung thư biểu mô tế bào vảy.
Đối với những bệnh nhân đã hoàn thành hóa trị và/hoặc xạ trị, liệu pháp miễn dịch cũng có thể hữu ích trong việc kiểm soát thêm ung thư tiềm ẩn.
Mặc dù phần lớn bệnh nhân dung nạp tốt liệu pháp miễn dịch, nhưng một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Đặt hẹn khám bác sĩ chuyên khoa Ung thư để được tư vấn về các lựa chọn điều trị phù hợ với bạn.

Chăm sóc sau điều trị Ung thư Phổi

Sau khi kết thúc điều trị, việc duy trì tái khám theo kế hoạch của bác sĩ là rất quan trọng để kiểm tra xem ung thư có tái phát hoặc lan rộng hay không, cũng như theo dõi các tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị. Bệnh nhân cũng có thể tận dụng cơ hội này để tham vấn bác sĩ về mối lo ngại nào liên quan đến bệnh. Hầu hết các bác sĩ khuyến nghị tái khám và chụp CT mỗi 4 đến 6 tháng trong hai năm đầu sau điều trị, sau đó tiếp tục chụp CT hàng năm.

Nguồn tham khảo: https://www.rafflesmedicalgroup.com/services/specialist-centres/cancer/services/lung-cancer/