Mỗi năm, thế giới tổ chức Tháng Nhận biết về Ung thư Phổi vào tháng 11 để nâng cao nhận thức về căn bệnh này.
Ung thư phổi là loại ung thư được chẩn đoán nhiều nhất trên toàn cầu. Tại Singapore, nó là loại ung thư phổ biến thứ hai (15,1%) trong tổng ca ung thư, là bệnh ung thư phổ biến thứ ba ở nữ giới (7,6%) và đứng thứ hai ở nam giới. Trong các ca tử vong do ung thư ở Singapore, ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao nhất (27,1%) ở nam giới và cao thứ hai (16,5%) ở nữ giới.
Có những loại Ung thư Phổi nào
Ung thư phổi có thể được chia thành hai loại chính dựa trên hình thái của tế bào ung thư phổi qua soi kính hiển vi. Quyết định điều trị tùy thuộc vào loại tế bào ung thư.
Hai loại ung thư phổi chính bao gồm:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC)
Ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm từ 10 đến 15% tổng số trường hợp ung thư phổi, hầu như chỉ xảy ra ở những người hút thuốc nặng. - Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC)
Ung thư phổi không tế bào nhỏ, chiếm từ 85 đến 90% tổng số trường hợp ung thư phổi, là một thuật ngữ chung cho một số loại ung thư phổi. NSCLC bao gồm ung thư tế bào vảy, ung thư tuyến và ung thư tế bào lớn.
Một nghiên cứu vào năm 2006 của Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore cho thấy 32% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) là những người chưa bao giờ hút thuốc, chưa bao giờ hút một điếu thuốc trong đời. Đến năm 2018, con số này đã tăng lên 48% trong vòng 10 năm.
Tiên lượng cho ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) tốt hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Tỷ lệ chữa khỏi ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1 là từ 70 đến 80% với phẫu thuật, trong khi tỷ lệ chữa khỏi ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn 1 ước tính khoảng 25 đến 30% với phẫu thuật, tiếp theo là hóa trị hoặc xạ trị hoặc kết hợp hóa xạ trị đồng thời.
Yếu tố Nguy cơ Ung thư Phổi
Các yếu tố Ung thư Phổi có thể bao gồm:
- Hút thuôc. Nguy cơ mắc ung thư phổi ở người hút thuốc cao gấp 15 đến 25 lần so với người không hút thuốc. Nguy cơ này tăng lên với số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày và số năm hút thuốc. Việc bỏ thuốc lá ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư phổi.
- Hút thuốc thứ phát (còn gọi là hút thuốc bị động)
- Tiền sử điều trị tia xạ.
- Phơi nhiễm với hóa chất a mi ăng (asbestos) hoặc các hóa chất gây ung thư khác. Tiếp xúc tại nơi làm việc với amiăng và các chất khác được biết là gây ung thư — như asen, crom và niken — có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, đặc biệt đối với người hút thuốc.
- Phơi nhiễm với khí radon. Radon được sinh ra từ quá trình phân hủy tự nhiên của urani trong đất, đá và nước, và cuối cùng trở thành một phần của không khí mà chúng ta hít thở. Mức độ radon không an toàn có thể tích tụ trong bất kỳ tòa nhà nào.
- Tiền sử gia đình có người bị Ung thư Phổi. Những người có cha mẹ, anh chị em hoặc con cái mắc ung thư phổi có nguy cơ cao mắc bệnh này. Ở những người không hút thuốc bị chẩn đoán ung thư phổi, nguyên nhân có thể do các yếu tố môi trường như ô nhiễm và tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư, cùng với yếu tố di truyền.
Triệu chứng của Ung thư Phổi
Việc phát hiện ung thư phổi khá khó khăn vì cả ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) đều không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Khoảng 70% trường hợp ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn 3 hoặc 4, trong khi chỉ có 30% trường hợp được phát hiện ở giai đoạn 1 hoặc 2. Bạn nên khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Ho kéo dài
- Khó thở
- Đau ngực
- Ho ra máu
- Nhiễm trùng ngực tái phát
- Khàn tiếng
- Mới xuất hiện thở khò khè
- Sụt cân
- Chán ăn
Chẩn đoán Ung thư Phổi
X-quang ngực thường là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện. Bác sĩ cungc thưởng cho làm xét nghiệm đờm để xem là tế báo ung thư hay viêm. Nếu nghi ngờ ung thư cao, hoặc kết quả X-quang ngực bất thường, chụp cắt lớp CT sẽ được chỉ định để đánh giá có khối u phổi hay không. Nếu kết quả CT cho thấy có khối u đáng ngờ, bệnh nhân thường sẽ được sinh thiết lấy một mẫu nhỏ từ khối u để nhuộm soi nhằm phát hiện xem có tế bào ung thư không.
Tầm soát Ung thư Phổi
Quyết định tầm soát ung thư phổi cần được cá thể hóa, dựa trên sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ cao như tiền sử gia đình, tiền sử hút thuốc, nghề nghiệp và độ tuổi.
Chụp CT liều thấp hàng năm để tầm soát ung thư phổi có thể được xem xét đối với:
- Những người từ 55 đến 74 tuổi, có tiền sử hút ≥30 bao thuốc mỗi năm và vẫn tiếp tục hút thuốc.
- Những người từ 55 đến 74 tuổi, có tiền sử hút ≥30 bao thuốc mỗi năm nhưng đã bỏ thuốc <15 năm.
Một năm hút thuốc là việc hút trung bình một bao thuốc mỗi ngày trong một năm. Ví dụ, một người có thể có tiền sử 30 năm hút thuốc là người hút một bao thuốc mỗi ngày trong 30 năm hoặc ba bao thuốc mỗi ngày trong 10 năm.
Việc sàng lọc bằng chụp CT phải được cân bằng với nguy cơ tiếp xúc với bức xạ, chi phí tài chính của việc sàng lọc CT và tỷ lệ phát hiện dương tính giả cao.Chụp X-quang lồng ngực có thể phát hiện các khối u lớn, nhưng thường không phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm. Các dấu hiệu tổn thương viêm cũ, canxi hóa và thay đổi xơ hóa sẽ làm giảm độ nhạy. Vì vậy, chỉ chup X quang lồng ngực có thể không để sử dụng làm công cụ tầm soát ung thư phổi.
Mẹo phòng ngừa Ung thư Phổi
- Không hút thuốc. Nếu đang hút thuốc, bỏ thuốc ngay.
- Tránh không trở thành người hút thuốc thụ động – Hít phải khói thuốc lá, tẩu thuốc hoặc xì gà của người hút thuốc được gọi là hút thuốc thụ động. Hút thuốc thụ động có thể gây ung thư phổi ở người lớn chưa bao giờ hút thuốc. Những người không bao giờ hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc thụ động ở nhà hoặc nơi làm việc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn từ 20 đến 30%.
- Giảm phơi nhiễm các hóa chất gây ung thư, như: Asen, amiăng, berili, cadmium, các chất có chứa niken hoặc crom, sản phẩm than đá, ô nhiễm không khí, chẳng hạn như khí thải từ động cơ diesel. Kiểm tra nhà của bạn xem có nhiễm radon (loại khí phóng xạ không có màu hoặc mùi) không.
Tìm hiểu thêm về Ung thư Phổi & các lựa chọn điều trị ở bài viết tiếp theo.
Nguồn tham khảo: https://www.rafflesmedicalgroup.com/health-resources/health-articles/what-you-need-to-know-about-lung-cancer/