Tại sao khám sức khỏe định kỳ lại quan trọng?

Tại Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển khác, khái niệm khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng hay 1 năm vẫn còn xa lạ. Nhiều bệnh nhân chỉ đi khám khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn hoặc cơn đau đã quá sức chịu đựng. Tuy nhiên, điều trị bệnh ở giai đoạn nặng sẽ tốn nhiều chi phí hơn và không hiệu quả.

Chúng ta nên thay đổi.

Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp chẩn đoán sớm bệnh và góp phần cải thiện sức khỏe cá nhân. Về khía cạnh dân số, nếu việc khám sức khỏe định kỳ được thực hiện trên diện rộng sẽ góp phần cải thiện tốt sức khỏe cộng đồng và mang lại năng suất cao cho nền kinh tế.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, phát hiên bệnh sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ còn giúp bác sĩ có thể đánh giá rủi ro sức khỏe, kịp thời tư vấn bệnh nhân thay đổi lối sống và các biện pháp phòng ngừa. Do đó, khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết.

 

Quy trình khám sức khỏe tổng quát diễn ra thế nào?

 

Khám sức khỏe tổng quát là một dịch vụ gồm khám, xét nghiệm cho đến các dịch vụ cận lâm sàng toàn diện nhằm tầm soát phát hiện sớm những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.

Sau khi xem xét cẩn thận tuổi tác, tiền sử gia đình và hồ sơ sức khỏe cũng như thói quen và lối sống của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết.Hầu hết bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản cần thiết và nếu có kết quả bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm khác, ví dụ như xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán bệnh nhân bị đái tháo đường. Tuy nhiên, một số xét nghiệm chỉ được thực hiện tùy thuộc vào độ tuổi và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. Ví dụ chỉ một số bệnh nhân được chỉ định thực hiện siêu âm vú hoặc chụp nhũ ảnh sau khi được bác sĩ xem xét hoặc sau bước khám sàng lọc.

Có những chỉ số mà không cần thực hiện xét nghiệm máu, bác sĩ vẫn có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng. Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, tính bằng kilôgam chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Chỉ số BMI càng cao, càng gia tăng nguy cơ phát sinh những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như tim mạch, huyết áp cao và béo phì.

 

Sau khi có kết quả xét nghiệm chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn, khuyến nghị bệnh nhân nên thay đổi lối sống, kiểm tra chuyên khoa hoặc cần phải điều trị để cải thiện sức khỏe tốt hơn.

TIN MỚI

TIN MỚI