NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VẮC XIN NGỪA CÚM MÙA

Cúm mùa là gì?

Cúm là bệnh hô hấp cấp tính gây ra do vi rút cúm A hoặc B và diễn ra hàng năm. Cúm là loại virus có nhiều chủng loại và biến đổi hàng năm. Mỗi năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại đưa ra dự báo về chủng cúm mới, và vắc xin cúm mùa thường được sản xuất dựa trên dự báo đó để phù hợp với các chủng gây bệnh đang lưu hành. Hơn nữa, kháng thể bảo vệ tạo ra nhờ virus cúm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn dưới 1 năm. Đó là lý do mỗi loại vắc xin cúm mùa chỉ có tác dụng đối với một chủng vi rút cúm nhất định và phải tiêm nhắc lại khi có vắc xin ngừa chủng cúm mới để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

Vắc xin ngừa cúm là gì?

Vắc xin giúp chúng ta phòng ngừa mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gây tử vong. Vắc xin ngừa cúm giúp chúng ta phòng ngừa các chủng vi rút cúm nguy hiểm.

 Những ai cần tiêm ngừa cúm?

Tất cả trẻ em từ 6 tháng trở lên và người lớn đều nên tiêm ngừa cúm. Vắc xin ngừa cúm đặc biệt quan trọng đối với những đối tượng thuộc nhóm rủi ro có thể gây biến chứng nếu chẳng may mắc bệnh cúm, cụ thể như sau:

  • Trẻ em 6 tháng đến 4 tuổi
  • Người lớn trên 50 tuổi
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính:
    • Bệnh phổi (hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)
    • Bệnh tim mạch
    • Đái tháo đường
    • Béo phì nặng
  • Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch:
    • Đang điều trị ung thư
    • Bệnh HIV/AIDS
    • Bệnh nhân ghép nội tạng
  • Phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai
  • Trẻ em 6 tháng đến 18 tuổi đang phải uống aspirin hàng ngày
  • Người cao tuổi sống trong các viện dưỡng lão hay sống lâu dài trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe.
  • Những ai có thành viên trong gia đình hay làm việc cùng những đối tượng thuộc nhóm rủi ro cao kể trên.

Tại sao tôi phải tiêm ngừa cúm?

Chích ngừa không chỉ giúp chúng ta phòng ngừa bệnh mà còn giúp không truyền bệnh cho người thân và đồng nghiệp. Có rất nhiều chủng vi rút cúm, sau khi tiêm ngừa cúm chúng ta vẫn có khả năng bị cúm nhưng vắc xin sẽ giúp giảm nhẹ các biến chứng và tránh tử vong.

Có nên tiêm vắc xin ngừa cúm khi đang có dịch COVID-19?

Vắc xin ngừa cúm không ngăn ngừa COVID-19. Nhưng vắc xin ngừa cúm giúp hạn chế bệnh cúm lây lan, khả năng trở thành một đại dịch khác và gây khó khăn cho nhân lực ngành y tế. Trên thế giới đã từng xảy ra các đại dịch cúm với con số tử vong cao. Thời gian mắc bệnh cúm từ 3-5 ngày, có thể kéo dài đến 2 tuần, trong thời gian này người mắc bệnh cúm có thể mắc phải một số bệnh cơ hội khác do đề kháng cơ thể giảm.

Vắc xin ngừa cúm gây ra các tác dụng nào?

Vắc xin ngừa cúm khá lành tính và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Các tác dụng phụ nếu có như sau:

  • Đỏ, sưng nhẹ hoặc đau nhức nơi tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Phát ban nhẹ
  • Nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể

Tác dụng phụ nghiêm trọng như phản ứng, dị ứng với vắc xin rất hiếm xảy ra.

Phụ nữ mang thai có chích ngừa vắc xin cúm được không?

Chích ngừa cúm rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nếu mắc bệnh cúm trong giai đoạn mang thai, các triệu chứng sẽ trầm trọng và nguy hiểm hơn. Cúm có thể ảnh hưởng hô hấp, gây khó thở cho mẹ và có thể dẫn đến tử vong. Do đó chích ngừa cúm là cực kỳ cần thiết trong giai đoạn mang thai hoặc có dự định mang thai.

Tôi bị dị ứng với trứng gà thì có chích ngừa vắc xin cúm được không?

Khá nhiều người lo lắng về vấn đề này do trong vắc xin ngừa cúm có chứa một lượng nhỏ protein trứng gà. Tuy nhiên thành phần này là rất nhỏ và khó có thể gây ra dị ứng hay bất cứ phản ứng nào. Do đó, nếu anh/chị bị dị ứng với trứng gà, vẫn có thể chích vắn xin ngừa cúm.

Tôi có thể chích ngừa cúm không nếu khoảng cách với lần tiêm cúm mùa trước dưới 1 năm?

Hoàn toàn có thể do vắc xin cúm mùa mới mang các chủng vi rút cúm khác. Lưu ý đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm là 6 tháng.

 

Để đặt hẹn hoặc biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

Raffles Medical TP. HCM

Tel: (028) 38240777 | Email: frontdesk_hcmc@rafflesmedical.com

Raffles Medical

Tel: (024) 36762222 | Email: frontdesk_@rafflesmedical.com

Raffles Medical Vũng Tàu

Tel: (0254) 3858776 | Email: frontdesk_vungtau@rafflesmedical.com

 

 

TIN MỚI

TIN MỚI